Tên tiếng anh: Star Anise essential Oil
Tên khoa học: Illicium verum
Tỷ trọng ở 20: ~ 0.95 - 0.99
Mùi vị, màu sắc:
Có vị ngọt đặc trưng của hồi, vị ngọt này gấp 13 lần đường mía nhưng lại có cảm giác khá dịu nhẹ
Có màu vàng nhạt và mùi hoa hồi đặc trưng
Nguồn gốc tinh dầu hồi:
Được chiết xuất từ lá và hoa hồi bằng công nghệ lôi cuốn hơi nước
Tinh dầu được chiết xuất bằng công nghệ lôi cuốn hơi nước sẽ có chất lượng đảm bảo và độ tinh khiết cao, hoàn toàn không bị nhiễm tạp chất
Thành phần:
Trong tinh dầu hồi Trans-anethol chiếm tỷ lệ hơn 80%
Công dụng tinh dầu hoa hồi:
Chữa khó tiêu, nôn mửa
Trị ho gió, cảm lạnh, trừ đờm
Tinh dầu hồi cũng rất hiệu quả trong việc làm sạch tắc nghẽn phổi và các đường hô hấp với các bệnh hen xuyễn và viêm phế quản
Diệt khuẩn không khí mạnh, phòng tránh dịch bệnh
Làm gia vị và hương liệu cho rượu, bánh kẹo, gelatin, pudding...
Chống co thắt, chữa đau bụng, lợi sữa, chữa đau dây thần kinh, thấp khớp
Tinh dầu hồi cũng được dùng trong kỹ nghệ sản xuất xà phòng, kem đánh răng, thuốc lá.
Cách dùng tinh dầu hồi nguyên chất:
Xoa bóp giảm đau, chống khó thở: Xoa trực tiếp hoặc kết hợp với dầu nền khoảng 3% tinh dầu với 97 % dầu nền (ô liu, mù u ...).
Pha với nước và phun xịt để xua đuổi côn trùng...
Dùng làm gia vị cho nước phở:
10 lít nước phở chỉ cần dùng 1 giọt (có thể dùng thể điều chỉnh tăng hoặc giảm), kết hợp với tinh dầu quế cho mùi vị tinh tế hơn. Đó là cách bạn làm cho nồi nước phở trở lên khác biệt và níu chân khách hàng.
Lưu ý sử dụng tinh dầu hồi:
Để xa tầm tay trẻ em
Không uống tinh dầu hồi ở dạng nguyên chất
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời